CÔNG BỐ HỢP QUY

CÔNG BỐ HỢP QUY

Xã hội này càng phát triển do đó nhu cầu về chất lượng hàng hóa, sản phẩm đang rất được quan tâm không chỉ từ phía người tiêu dùng, nhà sản xuất mà từ phía toàn xã hội. Đối với nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình họ có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu TCVN) hoặc tự xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) cho sản phẩm của mình, việc lựa chọn tiêu chuẩn nào để áp dụng là hoàn toàn tự nguyện của nhà sản xuất. 


Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, để sản phẩm hàng hóa được đưa ra lưu thông, mua bán, trao đổi thì chúng cần được nhà sản xuất, nhà nhập khẩu công bố chất lượng hàng hóa. Trong đó có hoạt động Công bố hợp quy an toàn thực phẩm là một hoạt động bắt buộc và là điều kiện tiên quyết dể đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường.

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân  tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật tương ứng.

Đối tượng của Công bố hợp quy

Đối với Công bố hợp quy đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kĩ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kĩ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Trình tự công bố hợp quy

Công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
-  Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).

+,  Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
+,  Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

-  Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).

Nơi đăng kí công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực phẩm lập và gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng kí hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng kí.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Căn cứ theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật. Hồ sơ đăng kí công bố hợp quy như sau:

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;

e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết về Công bố hợp quy, để biết thêm chi tiết hoặc có bất kì thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn thêm. Trân trọng!


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 comments:

Post a Comment